Nhổ răng tiểu phẫu là phương pháp đình chỉ răng, lấy răng ra khỏi cung hàm bằng việc tách chúng ra khỏi tổ chức bám xung quanh nhưng không thực hiện đơn thuần mà phải thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, đây chỉ là một cuộc tiểu phẫu nên không phức tạp hay khó khăn như những ca phẫu thuật khác. Nhưng nếu so sánh thì nhổ răng tiểu phẫu vẫn phức tạp hơn nhiều so với nhổ răng thông thường.

Nhổ răng tiểu phẫu thường áp dụng khi nào?

Răng được xác định nếu nhổ bằng kìm thông thường sẽ gây ra gãy vỡ và sót chân răng.

Răng đang hư hỏng nặng do các bệnh lý như sâu răng, viêm tủy hay bệnh lý khác.

Răng mọc tư thế khó, phức tạp, mọc ngầm hay mọc sâu bên trong thì việc nhổ răng không còn đơn giãn nữa mà phải tiến hành phẫu thuật để lấy chúng ra như răng khôn biến chứng, răng bị gãy chân răng,...

Răng đã từng chữa tủy; các bệnh lý khác mà phải hàn trám hay phục hình khiến cho dây chằng nha chu bị vôi hóa khiến cho răng chắc và cứng nên khó nhổ, nếu tiến hành nhổ phải chia cắt chân răng ra làm hai.

Răng bị nhiễm trùng gốc lâu ngày, gốc răng thường có xu hướng to ra và phản ứng kháng viêm để chống lại sự nhiễm trùng. Chóp răng sẽ có bị to và có hình dùi trống. Nếu muốn nhổ thì phải mổ xương ổ mới làm gạch gốc răng triệt để khác.

Đặc trưng của nhổ răng tiểu phẫu là gì?

Đặc trưng cơ bản là đòi hỏi bệnh nhân phải được gây mê hoặc gây tê thì các bác sĩ mới tiến hành phẫu thuật được vì khi tiến hành phẫu thuật các bác sĩ sẽ tiến hành nhiều thao tác xâm lấn sâu vào các tổ chức quanh răng của bệnh nhân.

Quy trình nhổ răng tiểu phẫu:

Nhổ răng tiểu phẫu không tiến hành theo một quy trình cố định mà tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân mà sẽ có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau nhưng dựa theo một nguyên tắc chung dựa theo các giai đoạn sau:

Mở nướu để vào xương bằng cách lật vạch.

Mở xương cách tối thiểu nhất.

Xử lý răng bằng cách để lấy toàn bộ răng hoặc cắt răng để lấy từng phần.

Đóng nướu và tạo hình vạt nướu đẹp.

Những điều cần biết khi nhổ răng tiểu phẫu:

Thông thường bệnh nhân khi nhổ răng sẽ không có cảm giác đau vì đã được các bác sĩ gây tê. Lúc về nhà bệnh nhân có thể hơi khó chịu và bị sưng vị trí vừa nhổ nhưng đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân chỉ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ như uống thuốc theo toa hoặc chườm lạnh chỗ bị sưng tùy tình trạng. Tuy nhiên, sẽ có một số trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau vì vị trí nhổ răng không thấm thuốc tế do bị nhiễm trùng.

Bệnh nhân sau khi nhổ răng cần ăn những thức ăn mềm và nguội, cũng cần tránh ăn những đồ ăn lạnh và tránh ăn ở phía răng vừa nhổ.

Nhổ răng thường không ảnh hưởng đến các dây thần kinh như mọi người thường nghĩ.

Những răng phía trong của hàm trên khi bị nhiễm trùng nặng có thể gây ra viêm xoang hoặc có thể khiến răng khôn mọc lệch, lạc sát ống dây thần kinh răng dưới gây chèn ép dây thần kinh ở đó. Khi nhổ răng này có thể có dấu hiệu tê môi dưới.

Những bệnh nhân khi bị cao huyết áp hoặc tiểu đường nếu được điều trị ổn định thì vẫn có thể nhổ răng bình thường.

Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng tiểu phẫu:

Cắn chặt gạc trong vòng 30 phút.

Không đẩy lưỡi hay các dụng cụ vào vết thương, không khạc nhổ liên liên tục, không súc miệng nhất là nước muối trong vòng 8 giờ sau mổ. Các bệnh nhân đánh răng và súc miệng nhẹ vào ngày hôm sau.

Uống nước bình thường khi thuốc tê hết tác dụng. Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm và loãng trong ngày đầu và tránh nhai mạnh.

Ngày đầu bệnh nhân cần đắp nước đá bên ngoài vùng tiểu phẫu.

Uống thuốc theo đúng toa của bác sĩ và nên đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Không hút thuốc, uống rượu ngay sau khi tiểu phẫu.


Bài viết liên quan