CAD/CAM được viết tắt từ cụm từ Computer Aided Design/Computer Aided Manufacturing, nghĩa là kỹ thuật thiết kế và chế tạo thông qua máy vi tính.

Trong nha khoa, CAD/CAM giúp bác sĩ lâm sàng và KTV loba có thể chế tạo phục hình một cách chính xác, đến từng Micron (Các phục hình bao gồm inlay, onlay, veneer, mão răng, cầu răng).

Công nghệ CAD/CAM là một bước đột phá giúp bệnh nhân có được một phục hình bền hơn, chính xác hơn, hiệu quả và nhanh hơn nhiều so với kỹ thuật chế tạo phục hình bằng tay ở labo.

Mấu chốt sự khác biệt của kỹ thuật CAD/CAM nằm ở kỹ thuật Scan mà qua đó, những thông tin về bề mặt của răng được sửa soạn, sự liên hệ với xương hàm cũng như tương quan khớp cắn được truyền tải chính xác vào máy tính.

Với dấu kỹ thuật số này, người Nha sỹ hay người KTV labo có thể thiết kế một phục hình “ảo” trên máy tính (thay thế cho mẫu sáp cổ điển làm bằng tay). Sau đó, người có thể chuyển phục hình “ảo” này thành một phục hình thật giống y mẫu vừa thiết kế thông qua một máy chế tạo (manufacturing machine).

CAD/CAM có sức bền, tuổi thọ và trên tất cả sự thẩm mỹ.

Kỹ thuật mới, vật liệu mới:

Việc làm ra một mão hay cầu răng trước toàn sứ vừa thẩm mỹ vừa bền đã trở nên khả thi bằng sự kết hợp giữa kỹ thuật mới và vật liệu mới. Kỹ thuật mới ở đây chính là CAD/CAM.

Một trong những vật liệu mới, Zirconia (ZRO2), một dạng oxy hóa của Zirconium có khả năng chịu đựng được vùng chịu lực cao từ bên trong, ví dụ như những góc nhọn của cùi răng, chịu được sự nghiến răng, lực nhai và sự thay đổi nhiệt độ trong miệng. Bên cạnh đó, việc biến chế Zirconia làm cho nó cứng chắc hơn đã mang lại cho vật liệu này những tính chất hóa học rất ưu tú, cứng chắc những cũng dẻo hơn. Và một đặc tính thuận lợi nữa của vật liệu này là sự tương hợp sinh học tốt.

Một vật liệu khác cũng được dùng trong sản xuất sườn toàn sứ 1 hay nhiều đơn vị bằng CAD/CAM LÀ VITA YZ Zirconia Block (block ở đây có nghĩa là một khối vật liệu rắn). Vật liệu này, sau khi được nghiền và nung kết cho phép làm sườn với chiều dày khoảng 0,2 đến 0,3 mm so với các vật liệu khác là 0,5 đến 0,6 mm. Chính độ mỏng này làm cho sự truyền ánh sáng của phục hình sau này thẩm mỹ hơn và giống với men răng hơn.

Vật liệu mới cuối cùng xin bàn tới đây là sứ VM9 của VITAL. Tính chất quan trọng nhất của VM9 là sự thu nhỏ kích thước phân tử của sứ. Điều này đã làm tăng tính bền của độ dẻo của vật liệu. Một thuận lợi nữa về mặt lâm sàng là sự tăng khả năng đánh bóng cho vật liệu này mà một khi phục hình càng bóng thì sự mòn men răng đối diện càng được giảm bớt.

Ứng dụng những nghiên cứu này, VidentTM đã giới thiệu một loại phục hình mới gọi là InVizionTM, là sự kết hợp giữa VITA YZ và VITA VM9 sườn được làm bằng VITA YZ với kĩ thuật CAD/CAM, lớp mặt thì làm bằng sứ VITA VM9. Những phục hình này có thể là phục hình một hay nhiều đơn vị, đặc biệt được thiết kế cho vùng răng trước độ bền và thẩm mỹ rất cao.

Lõi YZ Zirconia mang lại sự bền chắc và tuổi thọ cũng như sự thẩm mỹ do độ dày cho phép của nó. Mặt sứ VM9 mang lạ vẻ đẹp tự nhiên cũng như tính chất mòn giống với men răng thật và tính chất này rất tốt cho sự bảo tồn cấu trúc răng đối diện.

Những hệ thống CAD/CAM:

Những hệ thống CAD/CAM có thể chia làm 2 loại lớn: một là hệ thống ở phòng nha và 2 là hệ thống đặt ở Labo. Cho đến hiện nay thì trong tất cả những hệ thống CAD/CAM nha khoa, CEREC là nhà sản xuất duy nhất trong cung cấp hệ thống CAD/CAM trong labo và cả phòng nha. Những hệ thống CAD/CAM đặt trong labo thì có thể kể đến DCS Precident Procera CEREC InLab và Lava. Cercon là hệ thống trong lao nhưng không bao gồm phần CAD mà chỉ là CAM.

Có một hệ thống CAD/CAM mà người ta gọi là Chairside CAD/CAM và thiết bị này được đặt ngay bên cạnh ghế nha khoa. Với hệ thống này thì tất cả những loại phục hình sứ gồm inlay, onlay, mão, veneer đều có thể được thiết kế và chế tạo ngay bên cạnh ghế nha khoa. Và bệnh nhân sau một lần hẹn có thể ra về với một phục hình hoàn tất.

Lợi ích của kỹ thuật CAD/CAM:

Nói tới CAD/CAM là nói tới máy tính, khi nói tới máy tính là nói về sự chính xác.

- Sự chính xác nằm trong khâu thiết kế: đường viền sẽ khít sát hơn, những vùng lẹm được xử lý và với phần mềm sử dụng trong CAD/CAM thì việc chỉnh sửa cho cái “mẫu sáp kĩ thuật số” này cũng trở nên đơn giản hơn…

- Sự chính xác nằm ở khâu biến một phục hình ảo thành một phục hình thật. Với sự trợ giúp của máy tính nên những sai sót trong công đoạn đúc sứ từ một mẫu sáp làm bằng tay sẽ được giảm thiểu.

Chính từ sự chính xác hơn này của kỹ thuật CAD/CAM đã dẫn tới nhiều thuận lợi khác như sự khít sát giữa phục hình và cùi răng làm giảm đi khả năng sâu răng, giảm khả năng di chuyển răng, giảm sự đọng lại của thức ăn, gây tụt nướu mất thẩm mỹ, từ đó tăng tuổi thọ của phục hình. Các nha sỹ thường hay bắt gặp những phục hình bị hỏng hóc những cùi răng bị hư hỏng do sâu răng,...với sự chính xác của CAD/CAM thì những tỷ lệ này sẽ được giảm bớt và qua đó bệnh nhân cũng sẽ ít tốn kém hơn về thời gian và tiền bạc cho việc làm lại hay sửa chữa phục hình. Thời gian ngồi trên ghế của bệnh nhân cũng như thời gian làm việc tại ghế của nha sỹ cũng được ngắn hơn, số lần hẹn sẽ giảm bớt.


Bài viết liên quan